Ấn Độ từ lâu là nước nhập khẩu vũ khí lớn nhất thế giới và dựa vào các nước ngoài để có nguồn xe tăng và máy bay không người lái (UAV). Tuy nhiên,êmônglớntrongngànhxuấtkhẩuvũkhíthếgiớoxbet nước này đang đầu tư mạnh vào ngành công nghiệp vũ khí trong nước với mục tiêu tự chủ nguồn cung và tăng doanh số bán vũ khí trên toàn thế giới.
New Delhi đã từng bước đạt được mục tiêu đó thông qua sáng kiến "sản xuất tại Ấn Độ, sản xuất cho thế giới" được đưa ra vào năm 2020, và bằng cách xây dựng mối quan hệ quốc phòng chặt chẽ hơn với các nước khác.
Nỗ lực thoát phụ thuộc
Nhu cầu thoát phụ thuộc vào vũ khí nước ngoài ở trở nên rõ ràng hơn ở Ấn Độ sau khi xung đột nổ ra ở Ukraine. New Delhi vẫn có quan hệ chặt chẽ với Moscow nhưng xung đột đã khiến nguồn cung vũ khí từ Nga bớt ổn định hơn.
Các cuộc tập trận và bán vũ khí gần đây cho thấy Ấn Độ đang nỗ lực đưa vũ khí sản xuất trong nước ra nước ngoài, và New Delhi thậm chí có tiềm năng để chiếm lĩnh thị phần của những nhà cung cấp vũ khí lớn của nước này.
Vào tháng 9.2022, Ấn Độ đã đồng ý bán các hệ thống tên dẫn đường đa nòng Pinaka cho Armenia. Đây là sản phẩm Pinaka đầu tiên được xuất khẩu ra nước ngoài, cùng với tên lửa chống tăng và các loại đạn trong một thỏa thuận trị giá 260 triệu USD (6.300 tỉ đồng).
Thương vụ trên diễn ra 2 năm rưỡi sau khi Armenia mua 4 radar Swathi của Ấn Độ, có nhiệm vụ theo dõi pháo binh và tên lửa đang lao tới và lập kế hoạch bắn trả, với giá 40 triệu USD. Thời điểm đó, đây được xem là thành công bước đầu của Ấn Độ và chương trình "make in India" (sản xuất tại Ấn Độ) vừa được công bố.
Hải quân Ấn Độ phô diễn loại năng lực Trung Quốc chưa làm được
Tham vọng của New Delhi về một chỗ đứng trên thị trường vũ khí ở châu Phi và Trung Đông chắc chắn sẽ được thúc đẩy từ các thỏa thuận vũ khí lớn với Ai Cập.
Nhận thấy tiềm năng từ Ai Cập, Ấn Độ đã mở rộng các hoạt động trao đổi quân sự với quốc gia châu Phi, nhằm quảng bá các hệ thống vũ khí mới.
New Delhi cũng thể hiện sự quan tâm đến việc xuất khẩu hệ thống phòng không tầm trung Akash và tên lửa hành trình BrahMos được phát triển trong nước sang một số quốc gia, trong đó có Ai Cập. Brahmos là một liên doanh giữa Ấn Độ và Nga và các quan chức hiện đang kiếm được hàng tỉ USD từ việc bán nó ra nước ngoài.
Ấn Độ cũng đạt được hợp đồng cung cấp tên lửa hành trình Brahmos cho Philippines. Ngoài ra, Manila cũng thể hiện sự quan tâm đến việc mua máy bay chiến đấu đa năng Tejas, trực thăng hạng nhẹ tiên tiến Dhruv và hệ thống tên lửa Akash do New Delhi phát triển, theo The Diplomat.
Thách thức còn lớn
Mặc dù một số thỏa thuận trên có thể thúc đẩy xuất khẩu quốc phòng của Ấn Độ nhưng vẫn còn sớm để kết luận. Theo số liệu thực tế, xuất khẩu quốc phòng của Ấn Độ trong những năm gần đây không đáng kể so với các đối thủ nặng ký như Mỹ và Pháp. New Delhi vẫn phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu.
Trong những năm tới, New Delhi có thể tạo dựng chỗ đứng lớn hơn trong thị trường cạnh tranh. Theo Business Insider, sản phẩm từ Ấn Độ có lợi thế về giá thành thấp. Các quốc gia có thể chấp nhận loại vũ khí có phần cứng cũ hơn hoặc có năng lực kém hơn một chút để tiết kiệm chi phí.
Ấn Độ gây tranh cãi khi thay tên nước 'India' bằng 'Bharat' trên thư mời hội nghị thượng đỉnh G20
Và nếu đạt được thị phần lớn trong ngành vũ khí giá thấp, Ấn Độ có thể thay thế Nga và cạnh tranh với Trung Quốc về xuất khẩu. Lợi nhuận từ đó cũng sẽ giúp các công ty nội địa phát triển sản xuất và đáp ứng nhu cầu trong nước.
Ngoài ra, Ấn Độ cũng phải duy trì những thỏa thuận thậm chí còn lớn hơn với Ai Cập và các quốc gia khác, hoặc trong một số trường hợp phải chia sẻ công nghệ và giảm giá, thì mới có thể giúp Ấn Độ nổi bật trong một thị trường đang đông đúc.